Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện có tới 17 nhóm dự án đường sắt đang kêu gọi đầu tư, càng khiến cho “cuộc đua” đường sắt càng thêm sôi động.
Chủ trương đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông, vận tải đã giúp cho việc cổ phần hóa các cảng hàng không, cảng biển và đường sắt… trở nên sôi động hơn và ít nhiều có tác động nhất định đến ngành vận tải, logistics Việt Nam.
Không ít các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đã bày tỏ tham vọng được chi hàng triệu đô để sở hữu những hạ tầng giao thông quan trọng. Đình đám nhất phải kể đến là hai đại gia T&T và VinGroup, khi liên tục đưa ra đề xuất mua lại sân bay, cảng biển và đường sắt.
“Nóng rẫy” cuộc đua hạ tầng giao thông
Sau khi sở hữu cảng Quảng Ninh và đề xuất mua sân bay Phú Quốc, Tập đoàn T&T của ông bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển) đã gửi lên Bộ Giao thông Vận tải để trở thành nhà đầu tư ga Hà Nội.
Vingroup sau khi bày tỏ tham vọng được sở hữu đến 80% cổ phần tại hai cảng lớn nhất là Hải Phòng và Sài Gòn, cũng đã đệ đơn lên Bộ Giao thông vận tải để mua sân bay Phú Quốc. Cuộc đua ngày càng nóng hơn khi cùng với T&T, thì đại gia hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn của Tập đoàn IPP cũng “nhắm” đến.
Sân bay Cam Ranh cũng là địa chỉ không thể bỏ qua với các nhà đầu tư, khi đã có tới hơn 12 nhà đầu tư nộp đơn xin tham gia vào Dự án sân bay này. Trong đó phải kể đến là những DN trong lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không như VietJet, Công ty Cổ phần Logistics Hàng không (ALS); Công ty cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt; Tập đoàn TPP…
Đối với lĩnh vực đường sắt, hoạt động đầu tư tư nhân cũng đang được đốt “nóng” khi Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn Indo Trans Logistics (ITL) ký hợp đồng triển khai dự án tại ga Yên Viên. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đang “trải thảm đỏ” để mời các nhà đầu tư vào các bãi hàng đường sắt tại Lào Cai, Lạng Sơn và Sóng Thần (Bình Dương).
Các ông lớn như VinGroup hay T&T cũng “đánh tiếng” muốn đầu tư vào ga Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện có tới 17 nhóm dự án đường sắt đang kêu gọi đầu tư, càng khiến cho “cuộc đua” đường sắt càng thêm sôi động.
Trong bối cảnh nguồn lực kinh tế có hạn, nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông đang ngày càng tăng lên, việc thu hút đầu tư tư nhân vào sân bay, cảng biển và đường sắt… là cần thiết để có thêm nguồn lực cho phát triển.
Miếng ngon chỉ khi đầu tư nghiêm túc
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ phát triển của ngành logistics Việt Nam, thì xu hướng đầu tư này sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành, nếu các nhà đầu tư thực sự “nói thật” và “làm thật”. Đặc biệt khi hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng lực DN logistics, mà còn giúp giảm chi phí logistics, vốn đang chiếm tới 25% GDP của Việt Nam.
Ông Trần Huy Hiền - Tổng thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (logistics), nói với chúng tôi rằng sự tham gia của nhiều nhà đầu tư tư nhân vào hệ thống vận tải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành logistics. Đặc biệt đặt trong bối cảnh có đến 80% thị phần logistics Việt Nam đang rơi vào tay khối ngoại.
“Ngành nào độc quyền thì chất lượng dịch vụ không được cải thiện và giá cả không cạnh tranh. Do đó, nên khuyến khích làn sóng đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực hạ tầng và logistics để tăng cạnh tranh cho ngành” - Ông Hiền cho hay.
Đơn cử với ngành đường sắt, đây vốn là lĩnh vực ít có thế mạnh nhất chuỗi logistics Việt Nam, khi nhu cầu trung chuyển hàng hóa qua hệ thống này đạt tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên, với hàng loạt các dự án đường sắt đang được các nhà đầu tư triển khai, đang đặt ra kỳ vọng sẽ trở thành “cánh tay nối dài” của các cảng biển, cảng sông ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
Một chuyên gia trong ngành đánh giá: “Hoạt động này giúp thay đổi cách thức bốc dỡ, quản lý hàng hóa, tạo cú hích cho hệ thống vận tải hàng hóa bằng đường sắt ở miền Bắc”.
Logistics được xem là ngành rộng và có nhiều tiềm năng. Do đó, các DN này có thực sự đầu tư vào ngành logistics hay không và xu hướng này tác động đến ngành logistics đến đâu còn phải đợi thời gian trả lời .
Tuy nhiên, một chuyên gia khác lại cho rằng, không loại trừ tham vọng của các nhà đầu tư, nhắm đến các dự án với tham vọng đầu tư và khai thác vào lĩnh vực bất động sản để tạo giá trị gia tăng lớn hơn. Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia khuyến cáo, cần rất thận trọng và đánh giá kỹ lưỡng, khi cho nhà đầu tư tư nhân tham gia.
“Nếu đầu tư một cách chuyên nghiệp thì logistics là lĩnh vực tiềm năng cho các nhà đầu tư. Song nếu không có chuyên môn, chỉ có tiền và có những tham vong khác, thì nhà đầu tư sẽ rất khó khăn. Bởi đây là cuộc chơi không dễ dàng gì!”, ông Hiền khuyến cáo.
- Bảng giá chung cư Thanh Hà 2021 mua trả góp 2022 2023 2024 (07/11/2021)
- Chính chủ bán Gấp biệt thự Thanh Hà mặt hồ (05/11/2021)
- Bán liền kề Thanh Hà giá rẻ nhất Hà Nội là bao nhiêu? (29/10/2021)
- Dự án Khu đô thị Mỹ Hưng thế giới tiện ích trong tầm tay (27/10/2021)
- Bán cắt lỗ đất liền kề Khu đô thị Thanh Hà giá rẻ có không? (01/10/2021)
- TPP không tạo “sốt” cho BDS như khi Việt Nam gia nhập WTO (13/10/2015)
- Đất nền Dự án khu đô thị Hà Nội rục rịch tăng giá trở lại (22/09/2015)
- Đất nền dự án âm thầm triển khai đắt khách (22/09/2015)
- “2015 sẽ là năm làm ăn tốt của bất động sản” (26/02/2015)
- Động thổ dự án Goldsilk Complex của Chủ đầu tư Hanoivid (25/02/2015)
Giá chung cư Thanh Hà 2021, bán căn hộ chung cư Thanh Hà Cienco 5, Bảng giá chung cư Thanh Hà Cienco5, Có nên mua chung cư Thanh Hà trả góp
Chính chủ bán biệt thự Thanh Hà mặt hồ, chính chủ bán đất biệt thự Thanh Hà, bán biệt thự Thanh Hà gấp, bán cắt lỗ đất Thanh Hà
Bán liền kề Thanh Hà, Chính chủ bán đất liền kề Thanh Hà, bán đất Thanh Hà, bán gấp liền kề Thanh Hà
Bán đất liền kề Thanh Hà, bán đất Thanh Hà, bán gấp đất Thanh Hà, bán cắt lỗ đất Thanh Hà có hay không
Địa chỉ Khu đô thị Thanh Hà? Khu đô thị Thanh Hà ở đâu? Khu đô thị Thanh Hà thuộc phường, quận nào? Khu đô thị Thanh Hà thuộc đường nào?